BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ QUẢN LÝ NHẤT TÍN BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

19/04/2024 - Lượt xem: 734

Phỏng vấn vị trí quản lý, ngay cả khi bạn chưa từng đảm nhận vị trí này tại công ty cũ, bạn cũng sẽ muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý của mình trong công việc. 

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để Nhất Tín mách bạn cách trả lời 10 cách trả lời câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ở vị trí quản lý. Mặc dù nhà tuyển dụng sẽ không hỏi hết tất cả 10 câu hỏi dưới đây, nhưng việc tham khảo cách trả lời này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và cho bạn cái nhìn khái quát nhất về những kỹ năng bạn cần có, những điểm mạnh, điểm yếu và giúp bạn giao tiếp trôi chảy hơn trong quá trình phỏng vấn. 

Bí kíp nằm ở đâu? Cùng Nhất Tín tìm hiểu ngay bạn nhé.

1. Bạn cần biết những gì trước khi phỏng vấn vị trí quản lý?

Trước khi bắt đầu bước vào những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí này, có một số lưu ý bạn không nên bỏ qua:

Bạn nên sẵn sàng để kể câu chuyện 

Tại sao lại là câu chuyện? Vì qua câu chuyện, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được toàn bộ quá trình, cũng như giúp cho những chứng cứ bạn đưa ra trở nên đáng tin hơn. Nếu bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn vị trí quản lý. hãy chú ý rằng những kinh nghiệm quản lý nhân sự của bạn sẽ là yếu tố quyết định tất cả. Ngay cả khi bạn chưa từng đảm nhận vị trí quản lý trước đây, bạn vẫn có thể cụ thể hóa kỹ năng quản lý của mình bằng những hoạt động như training cho đồng nghiệp, quản trị các dự án, tạo động lực cho đồng nghiệp, đóng góp ý tưởng mới, suy nghĩ chiến thuật và có sự tín nhiệm của mọi người. Vậy nên hãy dành thời gian để nhìn nhận lại những công việc của mình và ghi lại những khoảnh khắc giá trị này nhé. 

                Hình 1. Hãy sẵn sàng để kể câu chuyện khi phỏng vấn vị trí quản lý

Chắc chắn rằng bạn đang nhấn mạnh vào đúng kỹ năng

Hãy cân nhắc những kỹ năng bạn sẽ cần cho công việc bạn đang phỏng vấn và đặc biệt tập trung vào những câu chuyện thể hiện rằng bạn đang phát triển hoặc sử dụng những kỹ năng đó. Liệt kê và sắp xếp những câu chuyện của bạn một cách có tổ chức bằng cách xác định vấn đề, bạn đã tìm được giải pháp đó bằng cách nào và mô tả chi tiết cách bạn đã ứng dụng cách xử lý đó vào câu chuyện của mình. Một khi bạn đã có đầy đủ các chi tiết của câu chuyện, bạn sẽ dễ dàng thiết kế câu trả lời một cách chi tiết và thuyết phục nhất ở vị trí và góc nhìn của quản lý. 

Đừng quên rằng, mặc dù rất nhiều công ty quan trọng đến việc quản lý có thể tạo ra năng suất và giúp cho các đồng nghiệp của mình “đạt số”, bạn cũng sẽ cần những kỹ năng mềm như trí thông minh cảm xúc hoặc kỹ năng quản lý cá nhân để có thể quản lý và tạo động lực cho đồng đội mình nhé. 

Tự tin thì tốt, nhưng tự kiêu thì không

Thông qua việc chuẩn bị, bạn sẽ tự tin và sự tự tin sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn bạn với hình ảnh như một người quản lý thực thụ. Nhưng hãy cẩn thận để không bị đánh giá là kiêu căng ngay trong “Cách” bạn kể câu chuyện của mình. Những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm chắc chắn là một người quản lý có lý thuyết quản lý riêng biết nhìn nhận thực tế và có thể tin tưởng được. 

Lý thuyết về DEI (Diversity, Equity and Inclusion) có thể sẽ được nhắc đến

Là một Leader trong tương lai, chắc chắn bạn không thể bỏ qua lý thuyết DEI. Tìm hiểu thêm về lý thuyết này ngay tại đây

2. 10 câu hỏi thường gặp ở vị trí quản lý và cách trả lời

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tập trả lời những câu hỏi dưới đây trước khi phỏng vấn vị trí quản lý nhé. 

2.1. Hãy kể cho tôi nghe về một dự án bạn đã từng Lead và điều gì làm nên sự thành công của dự án đó

Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở bạn hiểu biết về con người và kỹ năng quản lý dự án, cũng như kỹ năng giao tiếp. Bạn nên nghĩ về dự án có tầm ảnh hưởng nhất bạn đã từng lead và hãy kể câu chuyện. Đừng chỉ đơn giản nói rằng: “ Chúng tôi có mục tiêu đạt 3000 khách hàng mới trong trước tháng 3 năm 2022 và chúng tôi đã làm được điều đó”. Một con số cụ thể đương nhiên sẽ gây ấn tượng, nhưng câu trả lời của bạn lại không thể hiện được khả năng lãnh đạo mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Thay vào đó, hãy để kết quả bạn đạt được như chương cuối cùng của một câu chuyện và hãy kể họ nghe, thật cụ thể, rằng bạn đã từng làm gì để ra được kết quả tuyệt vời đó. Bạn kể càng chi tiết, nhà tuyển dụng càng đánh giá dễ dàng hơn.

                    Hình 2. Là một quản lý, bạn đã từng lead dự án như thế nào? 

2.2. Bạn diễn tả như thế nào về phong cách quản lý của mình?

Có rất nhiều công thức và mô hình thể hiện phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, để trả lời, bạn chỉ cần đưa ra 1 hoặc 1 vài phương pháp bạn đã từng sử dụng và đưa ra ví dụ thực tế về cách bạn đã làm để phương thức quản lý đó trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ, đã từng có một ứng viên khiến cho người quản lý của cô ấy phải bất ngờ khi kể về lần cô ấy giúp cho cấp dưới của mình giải quyết “mớ bòng bong” trong công việc. Cô ấy  kể rằng, bỗng một hôm, có một bạn nhân viên phàn nàn quá nhiều về công việc, thay vì chỉ điểm những gì cô ấy đang phàn nàn, người quản lý này đã hỏi “Tại sao lại là lúc này?” Câu hỏi đã khiến cho người nhân viên ấy bình tĩnh xuống và kể lại cho người quản lý nghe về việc cô đang bị quá tải trong công việc ra sao. Người quản lý sau khi lắng nghe đã ngồi xuống và cùng cô giải quyết, cũng như gỡ rối từng việc một. Người nhân viên sau đó đã cảm thấy đỡ áp lực và được động viên rất nhiều từ chính hành động của người quản lý. 

2.3. Một quyết định rất khó khăn mà bạn đã từng đưa ra là gì.Bạn có từng tham khảo ý kiến của ai khi đưa ra quyết định không?

Người quản lý thì luôn luôn phải đưa ra quyết định, bao gồm việc sa thải những người “cứng đầu” hoặc không đem lại kết quả, thiếu sự cống hiến, cắt giảm ngân sách, báo cáo cho cấp trên rằng dự án này đã thất bại hoặc thăng chức cho một nhân viên nào đó dưới quyền. Đó chỉ là một phần nhỏ trong số những quyết định mà nhà quản lý phải đưa ra. Cho câu hỏi này, bạn sẽ muốn kể lại về một quyết định quan trọng bạn đã từng đưa ra, chia sẻ suy nghĩ của bạn và tại sao bạn lại đi đến quyết định cuối cùng đó. Ngoài bạn, quyết định ấy còn có sự tham gia của những ai? 

Bạn có thể tóm tắt lại bằng cách bạn đã đưa ra quyết định cho đội nhóm của mình như thế nào? Ví dụ, khi bạn quyết định sa thải một người, điều đó dựa trên những đánh giá nào của bạn? Quyết định đó có dựa trên sự tham khảo ý kiến của các phòng ban khác như HR  không? Sau khi người ấy rời team, team bạn đã hoạt động như thế nào? 

 

2.4. Bạn đã giao tasks như thế nào?

Nhà quản lý luôn luôn phải nhận thức được công việc đang được phân bổ cho team mình như thế nào. Họ cần biết chính xác và chi tiết về ai đang làm gì và thẩm quyền của họ sẽ được quyết định những gì và hãy đảm bảo rằng, những điều này được công bố rộng rãi và cam kết rõ ràng. Ví dụ, ai sẽ cần xem lại nội dung email cuối cùng trước khi email được gửi đi? Nhà tuyển dụng, bên cạnh việc đánh giá được bạn có thực sự hiểu vai trò của từng người hay không, họ còn đảm bảo được rằng bạn sẽ không phải là người ôm hết những việc của người khác mà sẵn sàng phân quyền cũng như giúp cho công việc được thực hiện trôi chảy hơn. 

               Hình 3. Bạn đã giao việc và trao quyền cho nhân viên như thế nào?

Câu chuyện bạn cần kể ở đây là trong thời gian công việc nhiều nhất, nặng nhất, bạn đã làm gì để các thành viên trong team cùng cộng tác? Bạn có giúp team gỡ rối các vấn đề không? Bạn đã làm gì khi công việc chất đống mà team lại thiếu nhân lực? Để có thể giao đúng việc, đúng người, bạn còn cần là người hiểu rõ tính cách và năng lượng của các thành viên trong team, ai là người có thể làm nhiều việc hơn, ai cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ai cần những nhiệm vụ mang tính thử thách hơn? 

2.5. Làm thế nào để bạn thiết lập được những ưu tiên cho bản thân và những người bạn giám sát?

Đôi lúc tất cả các sự án sẽ được chạy cùng một lúc. Nhà tuyển dụng cũng biết rằng, với mức độ ưu tiên không rõ ràng, lượng công việc có thể vượt quá tầm kiểm soát và trở nên hỗn loạn. Những gì nhân viên cần lúc này, chính là tìm ra những nhiệm vụ chính và quan trọng để hoàn thành chúng.

Cho câu trả lời này, bạn có thể chia sẻ câu chuyện về thời gian bạn cần để sắp xếp lại mức độ ưu tiên của các công việc. Bạn đã sắp xếp các công việc quan trọng ấy bằng cách nào? Nếu bạn đã từng lead một team hoặc dự án, bạn đã từng dùng phương pháp gì? Ứng dụng công nghệ nào để giúp cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên của bạn và nhân viên trở nên dễ dàng hơn? Bạn đã giao tiếp với họ như thế nào trong quá trình làm việc?

2.6. Cách quản lý nào giúp bạn quản lý tổng quát toàn bộ nhân viên và vẫn đủ nhạy cảm để quản lý chi tiết từng cá nhân?

Đây là lúc bạn chứng minh việc mình đã ứng dụng lý thuyết DEI trong quản lý như thế nào, đừng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những điểm khác biệt trong các lớp training. Bạn cần chỉ ra được bạn đã trân trọng những giá trị Đa dạng, Công bằng, Hòa nhập và Công bằng xã hội tại nơi làm việc như thế nào? Bạn đã giúp nhân viên của mình vượt qua sự khác biệt và hòa nhập với team như thế nào? Bạn đã giúp cho họ tự tin đưa ra ý kiến của mình ra sao

2.7. Bạn có thể đưa nhận xét và xây dựng niềm tin của người khác?

Là người quản lý, bên cạnh việc giữ cho team bạn luôn hoàn thành công việc hiệu quả và đạt hiệu suất, người quản lý còn cần liên tục tìm kiếm và học cách để giúp cho nhân viên của mình trở nên tốt hơn  mỗi ngày. Là nhà quản lý, xem xét kết quả và không ngừng thử thách để nhân viên ngày một trưởng thành là việc của bạn. Vậy nên ở câu hỏi này, hãy suy nghĩ lại: Khi bạn đưa ra nhận xét, bạn đã làm cách nào để nhận xét hiệu quả nhất? Họ đã tiếp nhận lời nhận xét ấy như thế nào? Họ đã thay đổi ra sao? Những nhận xét của bạn đã giúp cho team tiến bộ như thế nào? 

             Hình 4. Là quản lý, bạn nhận xét và xây dựng niềm tin bằng cách nào? 

2.8. Hãy kể lại về cách bạn quản lý một người hay gây xung đột 

Để chuẩn bị cho câu hỏi này, hãy nghĩ ra ít nhất 2 người, 2 trường hợp bạn đã từng gặp hoặc là việc chung mà có thái độ “chống đối” hoặc cản trở quá trình làm việc của team. Sau đó, hãy chọn tình huống có thể giúp bạn thể hiện được phong cách quản lý của bạn. Những câu chuyện của bạn có thể không đem đến những kết thúc có hậu, nhưng đừng chọn những tình huống đơn giản cho bạn, phức tạp một chút nhưng giúp bạn thể hiện được khả năng lãnh đạo sẽ là tình huống giúp bạn dễ dàng ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng đó.

2.9. Bạn nghĩ gì về tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp và bạn đã vận dụng những văn hóa đó như thế nào trong vị trí trước đây?

Văn hóa cũng giống như phong cách quản trị. Và văn hóa cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo từng người. Nhưng nhìn chung, văn hóa, chính là lý tưởng chung mà một tập thể định hướng trong hành động, suy nghĩ và quyết định. Hãy đảm bảo rằng, bạn phù hợp với màu sắc văn hóa mà doanh nghiệp đang hướng tới. Với bạn, văn hóa nên như thế nào để đội nhóm của mình hoạt động được hiệu quả nhất? Mọi người có hoạt động gắn kết mỗi tuần không? Các quyết định quan trọng có cần sự tham gia của tất cả mọi người không? Bạn đã từng tham gia vào việc xây dựng văn hóa của toàn công ty chưa? 

2.10. Kế hoạch của bạn để giúp cho team bạn phát triển chuyên nghiệp hơn? 

Những nhà quản lý tốt nhất không chỉ quan tâm đến sự phát triển nhóm hiện tại mà còn quan tâm đến tương lai của họ. Nhà tuyển dụng muốn thấy rằng, bạn có thể giúp cho nhân viên của mình học hỏi và phát triển. 

Để làm được điều đó, bạn cần có óc quan sát, tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của họ và cơ hội thăng tiến. Tất cả những điều này yêu cầu bạn cần có thời gian, và bạn cần tìm hiểu cũng như làm quen với các khóa đào tạo liên quan đến nghiệp vụ của họ. Hãy nghĩ lại và kể về việc bạn đã dẫn dắt, hướng dẫn và tạo cơ hội phát triển cho nhân viên tại nơi làm việc cũ như thế nào? Bạn đã gợi ý những lớp hoặc khóa đào tạo nào cho nhân viên của mình? Bạn có sắp xếp thời gian và tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các lớp học đó không? …

(Nguồn tham khảo: themuse)

3. Các vị trí quản lý nào đang được tuyển dụng tại Nhất Tín?

Với mong muốn nhanh chóng mở rộng thị trường và “tăng tốc” trên đường đua đến Tầm nhìn 2023, Nhất Tín luôn tìm kiếm những nhân tố tiềm năng, những nhà lãnh đạo tương lai để dẫn dắt đội ngũ tại các vị trí then chốt như: 

Khối Vận Hành:

Trưởng phòng vận hành (Chuyển phát nhanh) - Đồng Nai

Trưởng nhóm vận hành - Tây ninh

Giám Sát bưu cục - Thái Bình

Giám Sát bưu cục - Hải hậu

Trưởng Nhóm Điều phối vận hành - Nam Định

Khối Kinh Doanh:

Trưởng nhóm Kinh doanh Logistics - Nhiều khu vực

Quản lý Kinh doanh chi nhánh Hải Dương

Về nhà cùng Nhất Tín và trở thành một phần quan trọng làm nên sự bứt phá thành công trong năm 2023 của Nhất Tín bằng cách ứng tuyển ngay tại đây

Còn chần chờ gì mà chưa gia nhập và về nhà cùng Tín ngay hôm nay để không bỏ qua cơ hội sở hữu: Thu nhập xứng tầm; Cơ hội học tập khi tham gia các khóa học đào tạo dành riêng cho người nhà Tín; Thăng tiến với lộ trình phát triển dành riêng cho bạn. 

Chinh phục nhân sự Nhà Tín bằng cách tìm hiểu thêm về nhà chúng mình trước khi ứng tuyển. Tham khảo thêm các bài viết sau:

5 cách thể hiện điểm mạnh trong phỏng vấn

3 kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng năm 2022

Trưởng phòng kinh doanh và những điều bạn chưa biết

Ngoài ra, bạn có thể tìm thêm thông tin về Nhất Tín và các thông tin tuyển dụng mới nhất tại những kênh tuyển dụng trực tiếp sau  Fanpage Tuyển dụng Nhất Tín, Website, LinkedIn Nhat Tin Career.

Nếu bạn đang tìm kiếm những cơ hội việc làm tại Nhất Tín, và muốn tìm hiểu thêm về văn hóa, cách ứng tuyển, cũng như được giải đáp những câu hỏi về nhà chúng mình, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích đang chờ bạn tại: https://vieclam.ntlogistics.vn/tin-tuc

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phát triển Nhất Tín (Nhất Tín Logistics) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Chuyển phát nhanh tại Việt Nam. Tại đây, chúng tôi tìm kiếm và tuyển chọn những người phù hợp với 3 Giá Trị Cốt Lõi: Trách Nhiệm - Trung Thực - Chiến Đấu, tạo nên bản sắc văn hóa của Nhất Tín: Thân Thiện, Nhiệt Tình - Tận Tâm Phục Vụ

 

Tin tuyển dụng mới nhất

Nhân Viên Giao Nhận Xe Máy - Quận 12

Số lượng: 2
Lương 8 Triệu - 12 Triệu
29/04/2024
Ứng tuyển

Nhân Viên Kho Hàng - KCN Sóng Thần 2

Số lượng: 2
Lương 8 Triệu - 11 Triệu
29/04/2024
Ứng tuyển

Nhân Viên Kho Hàng - Ca Ngày/Ca Đêm

Số lượng: 3
Lương 8 Triệu - 11 Triệu
29/04/2024
Ứng tuyển

Nhân viên Giao nhận - Quận 2, Quận 9, Thủ Đức

Số lượng: 5
Lương 8 Triệu - 16 Triệu
29/04/2024
Ứng tuyển

NHÂN VIÊN ĐIỀU PHỐI - ĐỒNG NAI

Số lượng: 1
Lương 8 Triệu - 12 Triệu
29/04/2024
Ứng tuyển
Bài viết liên quan